Đảo rều hoàng sơ trước đây. Ảnh: Tư liệu
Tháng 10-2015, khu nghỉ dưỡng cao cấp Vinpeal Hạ Long do Tập đoàn Vingroup đầu tư đã được khánh thành, biến hòn đảo hoang sơ thành một trong những điểm nhấn của Vịnh Hạ Long. Ảnh: Hùng Sơn
Đường Nguyễn Văn Cừ cũ 4 làn xe. Ảnh: Khánh Giang
Đường Nguyễn Văn Cừ đã nâng cấp lên 8 làn xe. Ảnh: Khánh Giang
Ngã tư Loong Toòng cũ. Ảnh: Thái Bình
Ngã tư Loong Toòng mới. Ảnh: Đỗ Phương
Phường Trần Hưng Đạo, TP Hạ Long trước đây. Ảnh: Đỗ Giang
Phường Trần Hưng Đạo, TP Hạ Long hiện nay, sầm uất và hiện đại. Ảnh: Đỗ Giang
Cột Đồng hồ xưa. Ảnh: Tư liệu
Cột Đồng hồ nay là ngã 5 trung tâm TP Hạ Long. Ảnh: Minh Thu
Bãi tắm Bãi Cháy ngày xưa. Ảnh: Tư Liệu
Nay là Bãi tắm Hạ Long thuộc Công viên Đại Dương. Ảnh: Đỗ Giang
Tuyến đường 4 làn xe trước đây (11-2017). Ảnh: Khánh Giang
Tuyến đường 10 làn xe đầu tiên của tỉnh sau khi nâng cấp (5-2018). Ảnh: Đỗ Phương
Đôi bờ sông Cửa Lục ngày trước. Ảnh: Đỗ Kha
Đôi bờ sông Cửa Lục bây giờ, hiện đại và khang trang. Ảnh: Hùng Sơn
Bảo tàng Quảng Ninh trước đây được đặt tại phường Hồng Hải, TP Hạ Long, nằm ngay Quốc lộ 18A, vốn rất chật chội, xuống cấp. Ảnh: Đỗ Lợi
Ngày 13-10-2013, Bảo tàng - Thư viện mới đã được khánh thành thay thế công trình cũ. Công trình này được đặt cạnh tuyến đường bao biển Cột 5 - Cột 8, bên bờ Vịnh Hạ Long xinh đẹp. Đây là một trong số những công trình được gắn biển chào mừng 50 năm thành lập tỉnh và là điểm nhấn kiến trúc độc đáo cho quần thể công trình văn hóa khu vực Cột 3, TP Hạ Long. Ảnh: Đỗ Phương
Khu vực Bến Đoan khoảng 20 năm trước. Ảnh: Đỗ Phương
Nay khu vực này đã phát triển thành đô thị bề thế và hiện đại. Ảnh: Hùng Sơn
Trước năm 2003, để đi từ khu du lịch Bãi Cháy sang Hòn Gai và ngược lại, phương tiện duy nhất để di chuyển là những chuyến phà. Ảnh: Đỗ Phương
Bến phà Bãi Cháy nay được xây dựng bằng cây cầu Bãi Cháy hiện đại nối đôi bờ. Ảnh: Đỗ Khánh
Bến tàu du lịch trước đây được đặt tại khu du lịch Bãi Cháy đã bộc lộ những bất cập, gây mất mỹ quan, không đảm bảo an toàn... Ảnh: Đỗ Phương
Ngày 7-10-2015,Cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu đã được khánh thành và đưa vào sử dụng. Đây là cảng tàu khách nhân tạo lớn nhất Việt Nam với diện tích 200ha, có chiều dài tuyến bến gần 10km, năng lực tiếp nhận 2.000 tàu. Ảnh: Đỗ Phương
Cảng Cái Lân là một cảng nước sâu thuộc cụm cảng Hòn Gai tỉnh Quảng Ninh, đang được xây dựng và mở rộng thành một trong những cảng lớn nhất Việt Nam. (Trong ảnh: Cảng Cái Lân 15 năm trước). Ảnh: Đỗ Khánh
Và Cảng Cái Lân ngày nay. Ảnh: Đỗ Khánh
Nhà máy Đóng tàu Hạ Long trước đây. Ảnh: Lê Quý Đôn
Nhà máy Đóng tàu Hạ Long nay đã được đầu tư, phát triển có thể đóng mới tàu công suất lên tới 70.000 tấn. Ảnh: Lê Quý Đôn
Tháng 1-2012, tỉnh Quảng Ninh có chủ trương yêu cầu tất cả các chủ tàu du lịch hoạt động trên Vịnh Hạ Long phải tiến hành sơn trắng và lắp cánh buồm nâu. (Trong ảnh: Tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long trước thời điểm có chủ trương sơn trắng). Ảnh: Đỗ Giang
Tàu du lịch sau khi sơn trắng đã tạo nhiều thuận tiện trong công tác quản lý, nâng cao chất lượng dịch vụ; đặc biệt, tạo ra nét đặc trưng cho du lịch Vịnh Hạ Long. Ảnh: Đỗ Giang
Nằm ở trung tâm TP Hạ Long, chợ Hạ Long là chợ đầu mối lớn nhất của tỉnh Quảng Ninh. (Trong ảnh: Chợ Hạ Long những năm 1990). Ảnh: Đào Xuân Cáp
Để đáp ứng nhu cầu giao thương và tạo thêm điểm kết nối du lịch, năm 2003, chợ Hạ Long I đã được đầu tư xây dựng lại khang trang to đẹp hơn với quy mô 36 ngành hàng. Trung bình mỗi ngày có hơn 5.000 lượt khách đến chợ tham quan mua bán, những ngày cuối tuần có thể lên tới hơn 7.000 lượt khách/ngày. Ảnh: Khánh Giang
Trường Chuyên Hạ Long cũ. Ảnh: Khánh Giang
Trường Chuyên Hạ Long mới. Ảnh: Đỗ Phương
Một góc TX Cẩm Phả trước đây. Ảnh: Đỗ Phương
Nay là TP Cẩm Phả (Ngày 21-2-2012 Chính phủ đã ra Nghị quyết số 04/NQ-CP về việc thành lập TP Cẩm Phả trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của TX Cẩm Phả). Ảnh: Dương Phượng Đại (CTV)
Cầu Hữu Nghị Bắc Luân (ảnh chụp những năm 1960), nay là Cửa khẩu quốc tế Móng Cái. Ảnh Hồng Long (CTV)
Cửa khẩu quốc tế Móng Cái, TP Móng Cái đã được đầu tư, cải tạo tương xứng với vị trí của nó và tạo điều kiện thuận lợi hơn để thông thương hàng hóa giữa Việt Nam - Trung Quốc. Ảnh: Đỗ Phương
Ngã tư thị trấn Đông Triều, huyện Đông Triều khi xưa. Ảnh: Thanh Tùng (Phòng Văn hóa Đông Triều)
Ngã tư TX Đông Triều hôm nay. Ảnh: Thanh Tùng (Phòng Văn hóa Đông Triều)
Khu dân cư ven bờ Vịnh Hạ Long xưa chỉ là những ngôi nhà nhỏ lúp xúp, chen nhau dưới chân núi. Ảnh: Đỗ Kha
Với việc mở rộng không gian đô thị theo quy hoạch, khu đô thị đường bao biển Cột 5 - Cột 8 đã mang lại sự hiện đại hơn cho Quảng Ninh. Ảnh: Khánh Giang
Khu vực Lán Bè khi xưa. Ảnh: Trương Thái
Và Lán Bè hiện tại. Ảnh: Đỗ Phương
Khu dân cư dưới chân núi Bài Thơ khoảng 5 năm trước. Ảnh: Đỗ Phương
Với việc kêu gọi các doanh nghiệp lớn đầu tư các trung tâm thương mại, khu dân cư dưới chân núi Bài Thơ giờ đây đã sầm uất hơn, đông đúc và hiện đại hơn. Ảnh: Đỗ Phương
Ngày 25-11-2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 100/NQ-CP, tái lập TX Quảng Yên trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Ngô Đình Dũng
Trên cơ sở đó, những năm gần đây, TX Quảng Yên đã có những bước phát triển nhanh, mạnh. Ảnh Khánh Giang
Thị trấn Bình Liêu trước đây. Ảnh: Tư liệu
Thị trấn Bình Liêu hôm nay. Ảnh: Hoàng Việt Dũng (Đài TT-TH Bình Liêu)
TP Uông Bí - một trong bốn thành phố của tỉnh. Ảnh: Phạm Đức Thịnh (Đài Uông Bí)
Cũng có những bước chuyển mình mạnh mẽ, tạo sự thay đổi lớn trong 30 năm qua. Ảnh: Phạm Đức Thịnh (Đài Uông Bí)
Thị trấn Cô Tô xưa. Ảnh: Công Chác
Và Thị trấn Cô Tô nay. Ảnh: Khánh Giang
Chợ trung tâm Móng Cái khi chưa được đầu tư xây mới. Ảnh: Trung Nghĩa
Chợ trung tâm Móng Cái sau khi được đầu tư xây mới năm 2004. Ảnh: Thái Cảnh
Khu vực trung tâm Móng Cái xưa. Ảnh: Hồng Long (CTV)
Trung tâm TP Móng Cái nay. Ảnh: Khánh Giang
Phố cổ Tiên Yên. Ảnh: Hào Minh
Một góc thị trấn Tiên Yên hôm nay. Ảnh: Đỗ Phương
Trường Dân tộc nội trú huyện Tiên Yên năm 2012. Ảnh: Tư liệu
Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS và THPT Tiên Yên sau khi được đầu tư, nâng cấp, khánh thành đi vào sử dụng (22-8-2015), do Công ty CP Him Lam tài trợ. Ảnh: Thái Cảnh
Lễ công bố Năm Du lịch Hạ Long 2003. Ảnh: Đoàn Đức Chính
Nhằm tạo thêm các sản phẩm du lịch hấp dẫn để thu hút khách du lịch, từ năm 2007, tỉnh Quảng Ninh đã quyết định tổ chức Carnaval Hạ Long thường niên (Trong ảnh: Lễ hội Carnaval năm 2016). Ảnh: Khánh Giang
Làng chài Cửa Vạn những ngôi nhà nổi, lớp học trên biển, cảnh sinh hoạt của ngư dân vùng Vịnh... Ảnh: Nguyễn Văn Tuấn
Tháng 6-2014, hơn 600 hộ dân sinh sống lênh đênh ở các làng chài trên Vịnh Hạ Long đã được di dời lên bờ, an cư tại khu 8, phường Hà Phong (TP Hạ Long). (Trong ảnh: “Phố làng chài” trên bờ ở khu Hà Phong, TP Hạ Long). Ảnh: Đỗ Giang
Khu công nghiệp Cái Lân khi mới được hình thành. Ảnh: Đỗ Khánh
Cảng Cái Lân được đầu tư trở thành một trong những cảng biển lớn của miền Bắc. Ảnh: Khánh Giang
Bến cá Hạ Long trước kia nhếch nhác, chật hẹp. Ảnh: Đỗ Khánh
Sau khi được sắp xếp, quy hoạch, Bến cá Hạ Long đã khang trang, rộng rãi và trở thành một trong những sản phẩm du lịch của Quảng Ninh. Ảnh: Hùng Sơn
Quốc lộ 18C khi chưa được đầu tư nâng cấp. Ảnh: Đỗ Phương
Năm 2013, tuyến quốc lộ 18C đã được cải tạo, nâng cấp, mở ra điều kiện mới để phát triển kinh tế - xã hội cho một số địa phương khu vực miền Đông của tỉnh. Ảnh: Thanh Sơn
Hoành Bồ, huyện miền núi của tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Tư liệu
Nay đã bứt phá vươn lên với mục tiêu xây dựng thị trấn Trới (Hoành Bồ) đạt đô thị loại IV trong nhiệm kỳ 2015-2020. Ảnh: Đỗ Phương
Rạp chiếu phim Hạ Long cũ. Ảnh: Hoài Nam
Rạp chiếu phim Hạ Long mới được đầu tư trong quần thể Bảo tàng, Thư viện Quảng Ninh. Ảnh: Vạn Thảo
Từ năm 1999, khu chợ đêm Bãi Cháy được hình thành nhằm tạo thêm sản phẩm du lịch để hút khách du lịch. Ảnh: Tư liệu
Năm 2015, Tập đoàn Sungroup đã rót vốn, đầu tư để biến khu vực này trở thành khu vui chơi sầm uất, hiện đại, mang đến sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn cho khách du lịch khi đến với Quảng Ninh. Ảnh: Khánh Giang
Đền Trần Hưng Đạo năm 2007. Ảnh: Ngô Đình Dũng
Đền Trần Hưng Đạo nay. Ảnh: Khánh Giang