Tất cả chuyên mục

Chiều 23/1, tại TP Hạ Long, Ban Chỉ đạo (BCĐ) thực hiện Quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá hoạt động năm 2018; triển khai nhiệm vụ công tác năm 2019. Đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng BCĐ, dự và chỉ đạo hội nghị. Cùng dự có đồng chí Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.
Năm 2018, việc triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. BCĐ thực hiện QCDC ở cơ sở các cấp đã chủ động tham mưu cho cấp ủy chỉ đạo, đẩy mạnh việc thực hiện QCDC, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Các cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị… gắn với việc thực hiện các loại hình QCDC ở cơ sở. Cùng với đó, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo cơ quan, đơn vị đẩy mạnh thực hiện CCHC; chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính, chế độ công chức, công vụ, tiến tới hiện đại hóa nền hành chính. Đồng thời, tăng cường đối thoại trực tiếp với nhân dân, tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, nhất là các vụ việc tồn đọng, kéo dài.
BCĐ các cấp cũng chú trọng công tác kiểm tra; tăng cường hoạt động tiếp xúc, đối thoại của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị với người lao động và nhân dân để nắm bắt những ý kiến, kiến nghị, nguyện vọng của người dân, góp phần giải quyết những bức xúc ngay từ cơ sở, hạn chế các vụ việc khiếu kiện kéo dài…
Năm 2019 cần tập trung thực hiện QCDC ở xã, phường, thị trấn, doanh nghiệp ngoài nhà nước. Cùng với đó, tiếp tục tập trung xây dựng bộ máy tinh gọn, cải cách thủ tục hành chính; nâng cao trách nhiệm tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo; phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, tập trung giải quyết các khiếu nại của nhân dân ngay từ cơ sở. MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm trong việc giám sát, nhất là giám sát đột xuất, không báo trước; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện quy chế dân chủ gắn với kỷ cương, quy định, tránh tình trạng lợi dụng dân chủ gây mất an toàn trật tự xã hội. Bên cạnh đó, chú trọng công tác thanh, kiểm tra, giám sát những lĩnh vực nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực...
(Theo: baoquangninh.com.vn)
Tổng kết công tác dân vận, quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019.
Ngày 25-12-2018 Hội nghị Tổng kết công tác dân vận, quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019 được tổ chức tại thành phố Hạ Long.
Năm 2018, công tác dân vận của tỉnh tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần phát huy dân chủ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận trong xã hội, thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Cấp ủy, chính quyền các cấp đã thực sự chú trọng nâng cao hiệu quả công tác dân vận trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; thực hiện “Năm dân vận chính quyền” đạt được nhiều kết quả.
Hoạt động của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội có đổi mới rõ nét, phát huy vai trò đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân. Công tác dân vận của lực lượng vũ trang tiếp tục đạt nhiều kết quả quan trọng, góp phần xây dựng, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở, phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, củng cố, tăng cường tình đoàn kết quân dân.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khẳng định: Năm 2018, Quảng Ninh đạt được nhiều thành tựu nổi bật trên tất cả các lĩnh vực. Có được những kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ của công tác dân vận. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy ghi nhận, đánh giá cao những kết quả mà Ban Dân vận, MTTQ và các đoàn thể đạt được trong năm.
Về nhiệm vụ thời gian tới, đồng chí Nguyễn Văn Đọc lưu ý: Năm 2019 là năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2015 - 2020. Vì vậy, Ban Dân vận, MTTQ, các đoàn thể chính trị xã hội của tỉnh cần sớm ổn định hoạt động của mô hình cơ quan tham mưu giúp việc chung Khối MTTQ và các đoàn thể để nâng cao hiệu quả hoạt động. Đồng thời, Ban Dân vận các cấp trong tỉnh cần tiếp tục tập trung đổi mới phương thức dân vận theo hướng cụ thể, rõ nội dung, rõ việc, tránh hình thức; chú trọng giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và tăng cường các hoạt động giám sát, phản biện xã hội để kịp thời phát hiện những hạn chế, bất cập trong cơ chế, chính sách để tham mưu sửa đổi.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy cũng đề nghị Ban Dân vận, MTTQ và các đoàn thể trong tỉnh cần tiếp tục tập trung vận động các tầng lớp nhân dân cùng tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Đồng thời, chú trọng phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, lãnh đạo chủ chốt các cấp trong công tác dân vận; tăng cường nắm bắt tình hình nhân dân, làm tốt công tác dự báo diễn biến tư tưởng nhân dân để kịp thời giải quyết những vấn đề bức xúc ngay từ cơ sở, kiên quyết không để phát sinh điểm nóng.
Tại hội nghị, nhiều tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong công tác dân vận, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2018 đã được nhận cờ thi đua và bằng khen của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh.
(Theo: baoquangninh.com.vn)
Hội thảo nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ.
Sáng 17/10, tại TP Hạ Long, LĐLĐ tỉnh đã tổ chức hội thảo Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh.
Sau 5 năm triển khai Nghị định số 60/2013/NĐ-CP, việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều doanh nghiệp, đơn vị, người sử dụng lao động đã nhận thức đầy đủ hơn về dân chủ cơ sở tại nơi làm việc, triển khai nhiều hình thức phát huy dân chủ trực tiếp của người lao động, giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động.
Đến nay, 86% doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập có tổ chức công đoàn, 85,1% doanh nghiệp đã xây dựng quy chế dân chủ cơ sở, 75,2% doanh nghiệp tổ chức hội nghị người lao động. Đáng chú ý, LĐLĐ TP Hạ Long đã tổ chức 4 hội nghị thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể nhóm 20 doanh nghiệp dịch vụ - du lịch, đảm bảo quyền lợi cho 3.600 lao động.
Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận một số nội dung nhằm nâng cao hiệu quả của thực hiện quy chế dân chủ tại doanh nghiệp nhỏ và vừa như: Vai trò, trách nhiệm của Ban chỉ đạo quy chế dân chủ ở cơ sở các cấp; cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương trong thanh, kiểm tra; người sử dụng trong việc phối hợp với công đoàn cùng cấp... Bên cạnh đó, đại diện các doanh nghiệp nhỏ và vừa chia sẻ kinh nghiệm trong việc thực hiện thương lượng, ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể, xây dựng thang bảng lương, quy chế trả lương trong doanh nghiệp, nâng cao chất lượng hội nghị người lao động.
Hội thảo là hoạt động thiết thực nhằm đánh giá thực trạng việc thực hiện quy chế dân chủ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay, đồng thời, đề ra giải pháp trong thời gian tới nhằm nâng cao chất lượng. Từ đó, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền, doanh nghiệp, đơn vị, người sử dụng lao động, lao động trong quá trình thực hiện.
(Theo: Cao Quỳnh, baoquangninh.com.vn)
Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Kết luận số 120 của Bộ Chính trị về quy chế dân chủ ở cơ sở.
Sáng 1/8, Ban Chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) ở cơ sở tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Kết luận số 120-KL/TW của Bộ Chính trị “Về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở” gắn với sơ kết thực hiện QCDC ở cơ sở 6 tháng đầu năm 2018.
Đồng chí Đỗ Thị Hoàng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở tỉnh, chủ trì hội nghị. Cùng dự có đồng chí Nguyễn Xuân Ký, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh. Hội nghị được truyền trực tuyến đến trên 200 điểm cầu trên địa bàn tỉnh.
6 tháng đầu năm 2018, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo việc quán triệt và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về QCDC ở cơ sở và đạt nhiều kết quả tích cực.
Nổi bật, dân chủ trong Đảng ngày càng được mở rộng; công tác quản lý, điều hành của chính quyền các cấp ngày càng cụ thể, gần dân, sát dân và nêu cao tinh thần vì nhân dân phục vụ. Công tác cải cách hành chính đạt được nhiều kết quả tích cực; hoạt động của các trung tâm hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện và bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã đã thực sự phát huy hiệu quả, tỷ lệ người dân hài lòng khi thực hiện các thủ tục hành chính ngày càng cao. Công tác tiếp dân, đối thoại, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân cũng được tăng cường và đã đạt được những kết quả tích cực. Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo QCDC tại các địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp tiếp tục phát huy được vai trò, trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện QCDC; qua đó góp phần củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, chính quyền, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.
Đặc biệt, sau 3 năm thực hiện Kết luận số 120-KL/TW của Bộ Chính trị, nhận thức về dân chủ và thực hành dân chủ trong các cấp ủy, các cơ quan nhà nước, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên và nhân dân tiếp tục được nâng cao. Người dân ngày càng nhận thức rõ hơn về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân trong thực hiện dân chủ. Từ đó tích cực tham gia giám sát các hoạt động của các cơ quan nhà nước; tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, các phong trào, các cuộc vận động, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Tại hội nghị, đại diện các sở, ban, ngành, đơn vị cũng thẳng thắn trao đổi, làm rõ hơn cách thức tổ chức triển khai cũng như kết quả thực hiện QCDC thời gian qua. Các ý kiến tập trung vào những nội dung như: Gắn việc thực hiện QCDC với chủ đề công tác năm của tỉnh; nêu cao vai trò giám sát nhân dân trong việc thực hiện các chính sách; tăng cường hoạt động phản biện xã hội, thanh tra nhân dân. Nâng cao hiệu quả công tác dân vận chính quyền…
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Đỗ Thị Hoàng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở, ghi nhận những kết quả trong thực hiện QCDC ở cơ sở của các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương trong thời gian qua. Về nhiệm vụ thời gian tới, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu các sở, ngành chuyên môn phối hợp với MTTQ và các đoàn thể để phát huy tối đa quyền làm chủ cũng như tiếp thu những ý kiến đóng góp của nhân dân trong việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các quy hoạch, đảm bảo lợi ích của nhân dân, của xã hội.
Đối với các cơ quan hành chính, doanh nghiệp, cần chú trọng thực hiện QCDC trong công tác bổ nhiệm cán bộ. Đối với cấp xã, phường, thị trấn, tập trung thực hiện nghiêm túc các nội dung phải công khai với nhân dân, đặc biệt là đối với lĩnh vực tài chính. Lựa chọn các mô hình điểm về thực hiện dân chủ ở cơ sở, sau đó để người dân tham gia đóng góp ý kiến, trên cơ sở đó tiếp tục nhân rộng. Vận động người dân chấp hành tốt các quy định, chủ trương của Nhà nước, tự lực vươn lên phát triển kinh tế.
Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy nhấn mạnh, năm 2018 cùng với việc lấy phiếu tín nhiệm của đại biểu HĐND, sẽ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm của cấp ủy các cấp, MTTQ và các đoàn thể đối với các chức danh do HĐND bầu và công chức cấp xã. Tỉnh cũng sẽ chỉ đạo các đơn vị bổ sung nội dung về việc thực hiện QCDC ở cơ sở trong chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp.
(Nguyễn Chiến/ baoquangninh.com.vn)
Hội nghị tổng kết thực hiện QCDC ở cơ sở năm 2014, triển khai nhiệm vụ năm 2015.
Chỉ thị số 23-CT/TU, ngày 8-8-1998 của Tỉnh uỷ về việc triển khai và thực hiện QCDC ở cơ sở; Chỉ thị số 25-CT/TU, ngày 12-2-1999 của Tỉnh uỷ về việc triển khai thực hiện QCDC trong hoạt động của cơ quan… Căn cứ vào các chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã ban hành hàng loạt các chỉ thị, kế hoạch để chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương cùng vào cuộc thực hiện. Tỉnh uỷ đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở gồm 26 thành viên, do đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ làm Trưởng ban; thành viên là lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh. Các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh cũng thành lập Ban chỉ đạo do đồng chí phó bí thư cấp uỷ hoặc thủ trưởng cơ quan, đơn vị làm trưởng ban.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình, Ban chỉ đạo các cấp đã xây dựng quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên theo phương châm rõ người, rõ việc, phù hợp với nhiệm vụ được phân công để nâng cao trách nhiệm, hiệu quả hoạt động. Các thành viên trong Ban chỉ đạo các cấp đã nghiêm túc và chủ động thực hiện nhiệm vụ được phân công, tăng cường đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế tại địa phương, cơ quan, đơn vị mình. Mặt khác, việc sơ kết, tổng kết, nhân rộng các điển hình, mô hình về thực hiện QCDC ở cơ sở được tỉnh triển khai thường xuyên, tích cực.
Việc thực hiện QCDC ở cơ sở ở cấp xã, trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp đã được các ngành, các cấp của tỉnh đẩy mạnh. Kết quả đã làm cho quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân được phát huy, từ đó làm cho nhân dân nhận thức đúng đắn hơn về quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tham gia bàn giải pháp phát triển kinh tế, những vấn đề liên quan đến lợi ích thiết thực tại cộng đồng, tích cực tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, tạo động lực thúc đẩy thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn.
Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao trách nhiệm của cấp ủy đảng, sự điều hành của chính quyền các cấp, các cơ quan, doanh nghiệp, đồng thời củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở; mối quan hệ giữa đảng viên và quần chúng, vai trò Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ được hiệu quả, huy động nguồn lực xã hội thực hiện các chủ trương lớn của tỉnh.
Theo QNP
Thành lập tổ giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh Quảng Ninh.
Ngày 27/06/2011, Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 36-QĐ/BCĐ về việc thành lập Tổ giúp việc Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh Quảng Ninh.
Phân công nhiệm vụ các thành viên trong Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ tỉnh Quảng Ninh.
Ngày 24/05/2011, Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 28-QĐ/BCĐ phân công nhiệm vụ các thành viên trong Ban chỉ đạo. Quyết định có hiệu lực từ ngày ký và thay thế Quyết định số 52-QĐ/BCĐ phân công nhiệm vụ của các thành viên trong Ban chỉ đạo.
Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc triển khai thực hiện Kết luận số 65 - KL/TW của Ban Bí thư thực hiện Chỉ thị 30 - CT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Ngày 14/02/2011 Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Chỉ thị số 05-CT/TU về việc triển khai thực hiện Kết luận số 65 - KL/TW của Ban Bí thư thực hiện Chỉ thị 30 - CT/TW của Bộ Chính trị (khoá VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Thành lập Đoàn kiểm tra đánh giá tình hình, kết quả thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở năm 2008.
Ngày 19/8/2008, Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chỉ tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 53-QĐ/BCĐ thành lập Đoàn kiểm tra đánh giá tình hình, kết quả thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở năm 2008.
Phân công nhiệm vụ các thành viên Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ tỉnh Quảng Ninh.
Ngày 19/08/2008, Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 52-QĐ/BCĐ phân công nhiệm vụ của các thành viên trong Ban chỉ đạo.
Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ tỉnh Quảng Ninh.
Ngày 19/08/2008, Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ tỉnh Quảng Ninh ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ tỉnh Quảng Ninh theo Quyết định số 51-QĐ/BCĐ. Quy chế này có hiệu lực từ ngày ký và thay thế tất cả các Quy định cùng nội dung được ban hành trước đó.
Kiện toàn Bàn chỉ đạo Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh Quảng Ninh.
Ngày 18/8/2008, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ban hành Quyết định số 1136-QĐ/TU về việc kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh.
Chỉ thị của Trung ương về Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Ngày 28/03/2002, Ban Bí thư Trung ương ban hành Chỉ thị số 10-CT/TW về việc đẩy mạnh việc xây dựng và Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Chỉ thị của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở.
Ngày 18/02/1998, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 30-CT/TW về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Chỉ thị 30-CT/TW ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực Quy chế dân chủ ở cơ sở.