Chiến dịch sản xuất 120 ngày đêm tại mỏ Đèo Nai năm 1976. Ảnh: Tư Liệu
Trên công trường mỏ than Cao Sơn. Ảnh: Tư Liệu
Phu mỏ khai thác than tại mỏ Kế Bào (Cái Bầu), những năm đầu thực dân Pháp đô hộ. Ảnh: Tư liệu
Thủ tướng Phạm Văn Đồng trò chuyện với công nhân mỏ tại Hội nghị ngành Than năm 1968. Ảnh: Tư Liệu
Thiết bị đào lò mới được đưa vào hỗ trợ tăng năng suất khai thác than. Ảnh: Tư Liệu
Than mới ra lò. Ảnh: Tư Liệu
Mỏ than lộ thiên Cẩm Phả những năm 1930 (chụp từ máy bay). Ảnh: Tư Liệu
Khánh thành Công ty than Mông Dương năm 1982. Ảnh: Tư Liệu
Đội đào lò giỏi số 1 tổ LĐXHCN, mỏ than Mạo Khê. Ảnh: Tư Liệu
Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh làm việc với cán bộ ngành than năm 1976. Ảnh: Tư Liệu
Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng thăm mỏ Hà Tu năm 1977. Ảnh: Tư Liệu
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười thăm đoàn địa chất 906 năm 1984. Ảnh: Tư Liệu
Khai trường than. Ảnh: Đoàn Đạt
Khai trường Công ty than Hà Tu. Ảnh: Công Chác
Tổ máy xúc EKG1 công trường Bà Rịa mỏ Cọc 6 nhiều năm đạt danh hiệu Tổ lao động xã hội chủ nghĩa. Ảnh: Tư Liệu
Năm 1956, trên công trường mỏ Đèo Nai, chị em nữ thanh niên tranh thủ đọc báo, xem tin tức trong giờ nghỉ. Ảnh: Tư Liệu
Giờ giải lao, nữ công nhân mỏ Đèo Nai. Ảnh: Tư Liệu
Cấp cứu thương binh sau trận chiến với không quân Mỹ trên đồi pháo 37mm, Xí nghiệp Bến Hòn Gai năm 1972. Ảnh Tư liệu
Sản xuất than tại Xí nghiệp Bến Hòn Gai. Ảnh: Tư Liệu
Sản xuất than tại Xí nghiệp Bến Hòn Gai. Ảnh: Tư Liệu
Những cỗ pháo cao xạ 37mm đã làm nên chiến công lịch sử của Đại đội Đặng Bá Hát. Ảnh: Tư Liệu
Tàu của braxin, sau tiếp quản một ngày lại vào ăn than. Ảnh: Tư Liệu
Một cảnh khai thác than ở Hòn Gai trong những năm 1920 -1929. Nguồn Flick-Mạnh Hải
Cảnh công nhân vào ca làm việc tại mỏ than Hòn Gai năm 1929. Nguồn Flick-Mạnh Hải
Thanh niên công nhân hân hoan trước tin Trung ương Đoàn trao tặng cờ Nguyễn Văn Trỗi cho đơn vị tự vệ nhà sàng Cửa Ông. Ảnh: Tư Liệu
Phong trào thanh niên sôi nổi, hăng hái với nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao năng suất, sản xuất thật nhiều than cho Tổ quốc. Ảnh: Tư Liệu
Đồng chí Trần Việt Thanh, Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Ninh giai đoạn 1967 - 1969 trao cờ Nguyễn văn Trỗi của Trung ương Đoàn cho tự vệ nhà sàng Cửa Ông. Ảnh: Tư Liệu
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Đặng Bá Hát. Ảnh Tư Liệu
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Đặng Bá Hát. Ảnh: Tư Liệu
Trong 3 năm khôi phục và phát triển vùng mỏ (1955 – 1958), ngành Than đã khai thác được 2.854.320 tấn than. Ảnh: Tư Liệu
Tình hình khu mỏ sau cuộc đình công ở Cẩm Phả năm 1936. Ảnh: Tư Liệu
30.000 phu mỏ ở Vàng Danh đình công đòi tăng lương. Ảnh: Tư Liệu
Pháo binh Vùng mỏ vào trận trong chiến tranh chống đế quốc Mỹ (giai đoạn 1954-1975). Ảnh: Đỗ Kha
Đơn vị pháo 37 ly của xí nghiệp Tuyển than Của Ông ngày đêm trực chiến đánh trả máy bay Mỹ (năm 1972). Ảnh: Đoàn Đạt
Những đơn vị bộ đội đầu tiên tiến vào tiếp quản mỏ than Đèo Nai (4-1955). Ảnh tư liệu của Bảo tàng Quảng Ninh
Sau khi tiếp quản, bộ đội ta đảm nhiệm canh gác Nhà sàng Cửa Ông (4-1955). Ảnh tư liệu của Bảo tàng Quảng Ninh
Công trường than ở Quảng Ninh trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ảnh tư liệu Vinacomin
Quang cảnh lễ xuất quân của Binh đoàn Than tổ chức tại sân Cây Tháp (Hòn Gai) ngày 27-7-1967. Ảnh: Quang Sơn
Lễ xuất quân của Binh đoàn Than năm 1967. Ảnh: Đoàn Đạt
Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Đàm (bên phải) thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ trước giờ xuất quân. Ảnh: Quang Sơn
Lãnh đạo ngành Than (bên phải) động viên chiến sĩ Binh đoàn Than trước giờ xuất quân. Ảnh: Đoàn Đạt
Chiến sĩ Binh đoàn Than nhận cờ Quyết thắng của tỉnh trao tặng. Ảnh: Quang Sơn
Chiến sĩ Binh đoàn Than hành quân trên đường phố Hòn Gai để qua bến phà Bãi Cháy. Ảnh: Quang Sơn
Một bà mẹ căn dặn con trước giờ lên đường. Ảnh: Quang Sơn
Di ảnh Anh hùng Lao động Lê Văn Hiển (ảnh trái); Anh hùng Lê Văn Hiển hướng dẫn một người thợ trẻ. Ảnh tư liệu của Công ty Tuyển than Cửa Ông
Khai trường khai thác than những năm 1980. Ảnh: Tư liệu
Nữ công nhân Nhà sàng Cửa Ông vui vẻ đi làm sau ngày giải phóng. Ảnh tư Liệu
Tự vệ Nhà máy Cơ khí Hòn Gai diễu hành trong thời chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ. Ảnh: Công Vượng
Tuyến đường sắt chạy qua Hòn Gai, Quảng Ninh thời thuộc địa. Ảnh tư liệu
Khai thác than thủ công những năm đầu giải phóng.... Ảnh tư liệu
Năm 1973, thừa ủy quyền của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Ngọc Đàm lên đồi tặng hoa cho tự vệ Xí nghiệp Tuyển than Hòn Gai vừa bắn rơi máy bay Mỹ. Ảnh tư liệu của Công ty Tuyển than Hòn Gai
Tự vệ ngành Than tháo kíp một quả bom do máy bay Mỹ thả xuống Hòn Gai. Ảnh: Trương Thái
Tự vệ Nhà máy Cơ khí Cẩm Phả họp rút kinh nghiệm ngay trên chiến hào. Ảnh: Công Vượng