Tất cả chuyên mục

I- Giới thiệu chung:
1. Tóm tắt lịch sử và kế hoạch phát triển:
Cảng Cẩm Phả được xây dựng từ năm 1894, đưa vào hoạt động năm 1924. Thiết kế tại thời điểm xây dựng cho tàu có trọng tải lớn nhất là 10.000 DWT, cầu tàu dài 300m với tuyến luồng từ phao số O vào Cảng dài 26 hải lý. Nhiệm vụ chính của Cảng là cung cấp than xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. Năm 1990, Cảng được chuyển giao từ Bộ Giao thông vận tải về ngành than và trực tiếp quản lý khai thác là Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả (đơn vị trực thuộc Tập đoàn CN Than - Khoáng sản Việt Nam).
Để đáp ứng nhu cầu cung ứng than trong nước và xuất khẩu, từ năm 1990 đến nay, cầu tàu Cảng đã được nâng cấp và đặc biệt một khu Cảng nổi tại vùng neo Hòn Nét được xây dựng đủ điều kiện cho tàu 65.000DWT cập cầu lấy non tải và tiếp tục tiếp nhận đầy tải tại cảng nổi Hòn Nét.
Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế trong khu vực, với lợi thế là vùng nước sâu, luồng lạch ít sa bồi , vùng neo đậu chuyển tải phạm vi rộng, kín gió, Tổng Công ty Than Việt Nam đã phê duyệt dự án cải tạo mở rộng Cảng Cẩm Phả bao gồm xây dựng thêm 250m cầu Cảng, đào sâu vùng nước trước bến cho tàu 70.000 DWT cập Cảng. Dự án dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2005 và tiếp tục thực hiện quy hoạch phát triển Cảng giai đoạn 2005 - 2010, tiến tới xây dựng Cảng Cẩm Phả thành Cảng xuất nhập hàng hoá tổng hợp.
2. Sơ lược đặc điểm:
- Tên Công ty: Kho vận và Cảng Cẩm Phả - Vinacomin
- Thành lập: 13/4/1990
- Địa chỉ: Đường Lý Thường Kiệt, Cửa Ông, Cẩm phả, Quảng Ninh
- Cơ quan chủ quản: Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam
- Số CBCNV: 1.698 người (cập nhật năm 2016)
3. Lĩnh vực hoạt động:
- Tiếp nhận than thương phẩm các loại từ các Công ty sản xuất vùng Cẩm Phả.
- Giao than thương phẩm cho các khách hàng theo kế hoạch và hợp đồng của VINACOMIN.
- Quản lý và khai thác Cảng Cẩm Phả (bao gồm Cảng Cửa Ông và 02 bến chuyển tải Hòn Nét và ABay).
- Quản lý và khai thác Cảng lẻ gồm: Cụm Cảng Km6; Cụm Cảng Cầu 20; Cụm Cảng Khe Dây, Cụm Cảng Hoá chất bắc Mông Dương.
- Tổ chức vận chuyển và bốc xếp than và các hàng hoá khác.
4. Ban giám đốc: (Cập nhật năm 2016)
- Giám đốc Nguyễn Văn Tứ - Ngày 17/02/2016 Đ/c Bùi Văn Tuấn, Trưởng ban điều độ sản xuất than - Tập đoàn Công nghiệp và Than - Khoáng sản Việt Nam giữ chức vụ Giám đốc Công ty
- Phó Giám đốc Nguyễn Bá Bốn
- Phó Giám đốc Nguyễn Văn Chầng
- Phó Giám đốc Phạm Văn Hoan
- Phó Giám đốc Trần Văn Quảng
- Phó Giám đốc Trịnh Quốc Trung
II- Kết quả sản xuất kinh doanh:
- Năm 2013:
+ Về sản lượng than tiêu thụ cả năm đạt 22.015.421 tấn = 101% KH năm = 101% so với cùng kỳ năm 2012. Doanh thu tiêu thụ than đạt 32.859 tỷ đồng = 99,9% KH năm = 101% so với cùng kỳ.
- Năm 2014:
+ Sản lượng than tiêu thụ tổng số đạt 19.706 triệu tấn (=105% KH năm) trong đó xuất khẩu đạt 2.052 triệu tấn; nội địa đạt 17.654 triệu tấn. Tiêu thụ Alumina đạt 515.000 tấn. Doanh thu tổng số đạt 30.653 (đạt 103% KH năm). Thu nhập bình quân đạt 6,3 triệu đồng/người/tháng.
- Năm 2015:
+ Sản lượng than mua đạt 107% KH, than tiêu thụ đạt 111% KH; doanh thu bán than đạt 106% KH; lợi nhuận sản xuất kinh doanh tổng số đạt 1.405 tỷ đồng = 220% KH; thu nhập người lao động bình quân đạt 7,6 triệu đồng/người/tháng.
- Năm 2016:
+ Ngày 10/10, lần đầu tiên sử dụng công nghệ băng tải kín, vận chuyển than từ hầm mỏ cách xa bến cảng, rót than thẳng xuống tàu có trọng tải 1.000 tấn mang biển số NB-6488 của Công ty than Thanh Hóa tại cảng Km6 (Cẩm Phả).
- Năm 2018: Tổng sản lượng than tiêu thụ đạt 36.095 ngàn tấn, bằng 118,15% kế hoạch năm; doanh thu đạt 119,9% kế hoạch năm, tiền lương của NLĐ đạt 121% kế hoạch năm, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và thiết bị, đảm bảo an ninh trật tự trong SXKD và tiêu thụ than, bảo toàn phát triển vốn kinh doanh. (Theo: http://www.vinacomin.vn)
Theo camphaport.com.vn