Tất cả chuyên mục
Thứ Năm, 21/11/2024 13:26 (GMT +7)
Hạ tầng giao thông tỉnh Quảng Ninh
14/06/2021 - 16:49 [GMT +7]
HỆ THỐNG GIAO THÔNG
Hệ thống giao thông tỉnh Quảng Ninh bao gồm: giao thông đường bộ, đường thuỷ nội địa, giao thông đường biển, giao thông đường sắt và các cảng hàng không.
1. Đường bộ:
- Quốc lộ: có 5 tuyến với 381km;
- Đường tỉnh: có 12 tuyến với 301km,
- Đường huyện: tổng số 764km;
- Đường xã: tổng số 2.233km đường xã;
* Năm 2018 (nguồn: Quảng Ninh toàn cảnh 2017):
- Cao tốc: 2 tuyến, tổng chiều dài 85km (Tuyến Hải Phòng- Hạ Long khởi công năm 2014, hoàn thành năm 2018. Điểm đầu nối cao tốc Hà Nội- Hải Phòng tại quận Hải An, TP Hải Phòng; Điểm cuối nối cao tốc Hạ Long- Vân Đồn tại nút giao Minh Khai (Phường Đại Yên, TP Hạ Long). Tuyến Hạ Long- Vân Đồn khởi công năm 2015, hoàn thành tháng 12 năm 2018. Điểm đầu nối cao tốc Hải Phòng- Hạ Long tại nút giao Minh Khai, phường Đại Yên, thành phố Hạ Long; Điểm cuối nối với tuyến đường trục chính KKT Vân Đồn, xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn).
- Quốc lộ: 7 tuyến, tổng chiều dài 558,79km gồm:
+ Quốc lộ 18: Dài 244,44km (từ Cầu Vàng Chua, TX Đông Triều đến Cầu Bắc Luân I, thành phố Móng Cái);
+ Quốc lộ 18B: Dài 16,9km (từ ngã ba Quảng Đức, huyện Hải Hà đến cửa khẩu Bắc Phong Sinh, huyện Hải Hà).
+ Quốc lộ 18C: Dài 121,14km (từ thị trấn Tiên Yên, huyện Tiên Yên đến phường Hải Yên, thành phố Móng Cái).
+ Quốc lộ 10: Dài 6,5km (từ phường Quang Trung, thành phố Uông Bí đến phường Phương Nam, thành phố Uông Bí).
+ Quốc lộ 4: Dài 37km (từ xã Điền Xá, huyện Tiên Yên đến cảng Mũi Chùa, xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên).
+ Quốc lộ 279: Dài 62,55km (từ phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả đến xã Tân Dân, huyện Hoành Bồ).
+ Quốc lộ 17B: Dài 1,34km (từ phường Mạo Khê, Thị xã Đông Triều đến cầu Đá Vách, phường Mạo Khê, Thị xã Đông Triều).
- Tỉnh lộ: 16 tuyến, tổng chiều dài 409,93km.
2- Bến, tuyến vận tải khách
- Bến xe khách: toàn tỉnh có 16 bến xe trong đó 6 bến xe liên tỉnh hỗn hợp;
- Tuyến vận tải khách: toàn tỉnh có 125 tuyến vận tải khách cố định liên tỉnh và liên tỉnh liền kề; 18 tuyến vận tải khách nội tỉnh và 11 tuyến xe buýt.
3- Đường thuỷ nội địa:
- Bến: toàn tỉnh có 96 bến thuỷ nội địa;
- Luồng: đã đưa vào cấp quản lý 642km đường thuỷ nội địa.
* Đường biển phục vụ công tác vận tải thuỷ bao gồm các bến cảng và hệ thống luồng, lạch. Ở Quảng Ninh, trong 14 huyện, thị xã, thành phố chỉ duy nhất Bình Liêu là huyện không có vận tải thuỷ, 13 huyện, thị xã, thành phố còn lại đều có sông, suối hoặc ở ven biển nên thuận lợi trong vận tải thuỷ.
- Toàn tỉnh có 5 cảng biển (9 khu bến) thuộc Danh mục cảng biển trong Quy hoạch phát triển cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Cảng Cái Lân: đây là cảng nước sâu được đầu tư xây dựng thành cảng biển lớn, có thể cập tàu 3-4 vạn tấn, vừa bốc xếp hàng rời, vừa bốc xếp hàng container.
Cảng Vạn Gia: là cảng cửa ngõ giao lưu hàng hoá giữa Việt Nam và Trung Quốc, là vùng neo đậu chuyển tài hàng hoá. Cảng có chiều dài luồng tự nhiên 7 hải lý, độ sâu -75m, đảm bảo cho tàu 10.000 DWT ra vào an toàn.
Cảng Cửa Ông: là cảng chuyên dùng xuất than ở khu vực Cẩm Phả. Cảng có chiều dài 300m, độ sâu -9,5m, tàu 50.000 DWT ra vào thuận tiện.
Cảng Hòn Nét: nằm trong vịnh Bái Tử Long, có độ sâu -16m và khu vực đậu tàu rộng lớn.
Cảng Mũi Chùa: có độ sâu -3,3m, có thể đón tàu 1.000 DWT áp bến.
4- Đường sắt
- Toàn tỉnh có 65km đường sắt quốc gia thuộc tuyến Kép-Hạ Long (hiện nay đang cải tạo tuyến Yên Viên – Cái Lân khổ đôi 1,0m và 1,435m). Ngoài ra còn có hệ thống đường sắt chuyên dùng ngành than.
5- Các cảng hàng không
- Dự án Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn thực hiện đầu tư tại xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn và là công trình giao thông cấp đặc biệt, có tính chất sử dụng là sân bay dùng chung dân dụng và quân sự, cấp 4E và sân bay quân sự cấp II. Sân bay có công suất 2,5 triệu hành khách/năm và 10.000 tấn hàng hóa/năm đến năm 2020 (giai đoạn đến năm 2030 sẽ đạt công suất 5 triệu hành khách/năm); tổng vốn đầu tư của dự án là 7.463 tỷ đồng. Sân bay quốc tế Vân Đồn có 6 điểm đỗ máy bay và 4 ống lồng phục vụ hành khách di chuyển từ nhà ga lên máy bay; có đường cất hạ cánh dài 3.600m, rộng 45m, hệ thống tín hiệu cất hạ cánh và nhà ga hiện đại nhất hiện nay đáp ứng hoạt động khai thác của các loại tàu bay như Boeing 787, 777 và Airbus A350, A320. Dự án được chính thức khởi công từ quý I/2016 và khai trường ngày 30/12/2018.
- Tuyến bay Hạ Long – Hà Nội bằng thủy phi cơ và dịch vụ bay ngắm cảnh Vịnh Hạ Long: Khai trương từ ngày 10/9/2014, hai chiếc thuỷ phi cơ Cessna Grand Caravan EX của hãng Cessna (Mỹ) được đưa vào khai thác mỗi ngày từ 1 đến 3 chuyến bay khứ hồi Hạ Long – Hà Nội. Cùng với đó sẽ có từ 5 đến 10 chuyến bay/ngày ngắm cảnh Vịnh Hạ Long.
6. Cảng biển.
* Năm 2018 (nguồn: Quảng Ninh toàn cảnh 2017):
- Khu bến Cái Lân, Hạ Long.
+ Bến cảng tổng hợp và container: Khu bến chính cảu cảng Hòn Gai, tổng diện tích 15,47ha, chủ yếu làm hàng container kết hợp các loại hàng tổng hợp khác. Quy mô phát triển gồm 9 bến chính cho tàu 5 vạn DWT, tàu chở container 3.000 TEU và một bến phụ cho tàu đến 2 vạn DWT. Hiện đã có 7 cầu bến/846+594m được đưa vào khai thác tiếp nhận tàu đến 75.000 DWT với mớn nước phù hợp.
+ Các bến chuyên dùng: Khu nhà máy xi măng Thăng Long (công suất khoảng 2,3 triệu tấn/năm), 2 bến xuất clinker cho tàu 20.000 DWT, 1 bến xuất xi măng cho tàu 5.000 DWT, sà lan 500T; Khu bến Nhà máy xi măng Hạ Long (công suất khoảng 2 triệu tấn/năm): Bến nhập clinker cho tàu 10.000 DWT, 2 bến xuất xi măng cho sà lan 300T; Bến xăng dầu B12 (tổng diện tích sử dụng khoảng 7,5ha): 3 cầu bến dài 442m (Bến nhập cho tàu 40.000 DWT, sâu 13m; bến nhập cho tàu 5.000 DWT, sâu 6,5m; bến xuất cho tàu 3.000 DWT, sâu 1,6m).
+ Bến tàu khách: Bến Hòn Gai (Hệ thống cầu bến dài 250m, sâu 11m, chủ yếu phục vụ nhu cầu đi lại của hành khách, vận chuyển phương tiện như xe máy, ô tô... và một số loại hàng hóa, hành ký đi kèm); Cảng tàu khách Quốc tế Tuần Châu (Có thể tiếp nhận 2.000 tàu du lịch với hàng nghìn du khách cùng lúc).
- Khu bến Cẩm Phả:
+ Khu bến Cửa Ông: 2 càu bến liền bờ dài 550m có khả năng tiếp nhận tàu 70.000 DWT.
+ Khu bến Nhà máy xi măng Cẩm Phả (công suất 1,2 triệu tấn/năm): 1 bến nhập clinker cho tàu 15.000 DWT, 2 bến xuất xi măng sà lan 300T.
+ Bến khách (gồm cảng hành khách và cảng dân sinh): Cảng Cái Rồng, Cảng Minh Châu- Quan Lạn, Cảng Cô Tô.
- Khu bến Cảng Vạn Gia: Gồm khu chuyển tải Vạn Gia cho tàu đến 10.000 DWT và các bến vệ tinh cho phương tiện ven biển 1.000 DWT hoạt động tại khu vực Dân Tiến và dọc sông Ka Long, thành phố Móng Cái.
- Khu bến cảng Mũi Chùa: Cầu bến dài 54m có khả năng tiếp nhận tàu 1.000 DWT. Đây là bến bảng la,f hàng tổng hợp chủ yếu bốc xếp dăm gỗ, vật liệu xây dựng.
Theo QNP