Tất cả chuyên mục
Thứ Năm, 21/11/2024 13:37 (GMT +7)
Phong cảnh huyện Bình Liêu
24/04/2017 - 09:44 [GMT +7]
Bình Liêu là một huyện miền núi, biên giới phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh. Vị trí địa lý Huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, phía bắc giáp với Sùng Tả và Phòng Thành Cảng, Quảng Tây, Trung Quốc, phía tây giáp với tỉnh Lạng Sơn, phía Đông giáp huyện Hải Hà, phía Nam giáp huyện Tiên Yên và huyện Đầm Hà.
Bình Liêu là một huyện miền núi, biên giới phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh. Vị trí địa lý Huyện nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ninh, phía bắc giáp với Sùng Tả và Phòng Thành Cảng, Quảng Tây, Trung Quốc, phía tây giáp với tỉnh Lạng Sơn, phía Đông giáp huyện Hải Hà, phía Nam giáp huyện Tiên Yên và huyện Đầm Hà.
1- Vị trí địa lý:
Bình Liêu là huyện miền núi ở cực bắc của tỉnh, (có toạ độ từ 21o27’ đến 21o39’ vĩ độ bắc và từ 107o17’ đến 107o36’ kinh độ đông) cách thành phố Hạ Long 130km, cách thị trấn Tiên Yên 40km, phía bắc có 42,7km đường biên giới giáp Trung Quốc, phía đông giáp huyện Quảng Hà, phía tây giáp huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn, phía nam giáp huyện Tiên Yên.
2- Diện tích:
Năm 2017: Tổng diện tích đất tự nhiên là 47.013ha. Bao gồm: Đất sản xuất nông nghiệp (4.066ha, chiếm 8,6%), đất lâm nghiệp (33.967ha, chiếm 72,3%), đất chuyên dùng (749ha, chiếm 1,6%), đất ở (240ha, chiếm 0,5%) (Theo Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2017).
Năm 2009: Bình Liêu có tổng diện tích tự nhiên khoảng 471km2.
3- Dân số:
Năm 2017: Tổng số dân là 31.000 người, mật độ dân số trung bình khoảng 66 người/km2 (Theo Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2017).
Năm 2009: Trên 27.629 người bao gồm các dân tộc: Tày, Dao, Sán Chỉ, Kinh, Hoa.
4- Khí hậu: Bình Liêu có độ cao trung bình gần 800 mét, được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, nhiệt độ trung bình vào mùa hè từ 20-23oC và mùa đông từ 10-15oC.
2- Hành chính:
1. Thị trấn Bình Liêu: (huyện lỵ, trung tâm Chính trị và hành chính của huyện).
2. Xã Hoành Mô (Cửa khẩu Hoành Mô).
3. Xã Húc Động.
4. Xã Đồng Tâm.
5. Xã Tình Húc.
6. Xã Vô Ngại.
7. Xã Lục Hồn.
8. Xã Đồng Văn (Cửa khẩu Đồng Văn)
3- Kinh tế - xã hội:
- Về kinh tế: Huyện có thế mạnh về phát triển lâm nghiệp, cửa khẩu.
- Văn hoá, xã hội: Người dân ở huyện Bình Liêu còn lưu giữ nhiều nét văn hoá của riêng mình như nghệ thuật diễn xướng Then của dân tộc Tày, lễ hội Đình Lục Nà (từ 16-18 tháng Giêng âm lịch), lễ hội An Pò của người Tày và người Sán Chỉ (vào dịp rằm tháng Ba âm lịch), lễ hội hát Soóng Cọ của người Sán Chỉ (vào dịp 16-3 âm lịch), lễ hội hát Sán Cố của người Dao (vào dịp 4-4 âm lịch)...
4- Điểm du lịch và đặc sản của huyện
- Nhiều người ví Bình Liêu như Sa Pa của vùng Đông Bắc Việt Nam. Nơi đây nổi tiếng với phong cảnh miền núi, biên giới hùng vĩ, những thửa ruộng bậc thang, các di tích danh thắng như thác Khe Vằn, bãi “Đá thần” ở đỉnh núi Cao Ba Lanh, núi Cao Xiêm... Bình Liêu còn có nhiều phong tục tập quán đặc sắc của dân tộc người Dao, Tày, Sán Chỉ. Bình Liêu đang từng bước khai thác thế mạnh này để tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút du khách.
Huyện đã tiến hành khảo sát, lập hồ sơ trình tỉnh công nhận 3 tuyến và 8 điểm du lịch: Thác Khe Vằn; đình Lục Nà; cửa khẩu Hoành Mô và cột mốc biên giới 1317; chợ trung tâm huyện; chợ Đồng Văn; bản, thác Khe Tiền; bản Sông Moóc; núi Cao Ba Lanh.
- Bình Liêu có các đặc sản nổi tiếng xôi 7 màu, miến dong Bình Liêu, cá suối nướng, canh rau rừng… mật ong tự nhiên, rượu thảo dược, rượu men lá, rượu khoai; lá tắm cho mẹ và bé sau sinh. Có rất nhiều món ăn đặc trưng của từng dân tộc được chế biến cầu kì, mang đậm nét đặc trưng như: các loại bánh, khau nhục, nằm quắt…
Theo Binhlieu.wordpress.com